Làm tròn số trong Excel đối với các bài kiểm tra, tính toán luôn là yêu cầu đầu tiên bởi nó sẽ cho biết các con số có ngay ngắn, gọn gàng hay không khi chúng được hiển thị trên bảng tính và giảm đi sự ảnh hưởng xấu đến dữ liệu tính toán sau này.
Tùy theo yêu cầu của từng kiểu dữ liệu mà sẽ có cách làm tròn bằng các công cụ khác nhau. Các hàm sẽ đáp ứng các yêu cầu và sự đòi hỏi này khi được hiển thị trong bảng Excel. Dưới đây sẽ là các cách làm tròn trong Excel mà bạn có thể tham khảo:
Table of Contents
Làm tròn bằng cách thêm định dạng số
Bước 1: Chọn ô/dãy muốn định dạng, sau đó các bạn chọn General trên thanh công cụ.
Bước 2: Chọn thêm kiểu định dạng số (More Number Formats).
Bước 3: Chọn định dạng phù hợp với kiểu dữ liệu bạn muốn như Kế toán (Accounting), Tiền tệ (Currency), Tỷ lệ phần trăm,...
Bước 4: Nhập số chữ số thập phân mà bạn muốn hiển thị vào ô Decimal places.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện nhanh thao tác trên bằng các công cụ như Tăng số thập phân (Increase Decimal) hoặc Giảm số thập phân (Decrease Decimal) nằm ở trên thanh công cụ.
Sử dụng hàm để làm tròn số lên
Hàm ROUNDUP dùng để làm tròn một số lên, cách xa số 0 (không).
Cú pháp như sau: =ROUNDUP(number, num_digits)
Trong đó:
- number (bắt buộc phải nhập) là số mà bạn muốn làm tròn lên.
- num_digits (bắt buộc phải nhập) là số chữ số thập phân mà bạn muốn làm tròn đến sau dấu phẩy.
Ví dụ: =ROUNDUP(6.274, 1) có nghĩa là làm tròn số 6.274 đến 1 chữ số thập phân. Kết quả hiển thị sẽ là 6.3.
Sử dụng hàm làm tròn số xuống
Hàm ROUNDDOWN làm tròn một số xuống, tiến dần về 0 (không).
Cú pháp như sau: =ROUNDDOWN(number, num_digits)
Trong đó:
- number (bắt buộc phải nhập) là số mà bạn muốn làm tròn xuống.
- num_digits (bắt buộc phải nhập) là số chữ số thập phân mà bạn muốn làm tròn đến sau dấu phẩy.
Ví dụ: =ROUNDDOWN(6.274,1) có nghĩa là làm tròn số 6.274 xuống 1 chữ số thập phân. Kết quả hiển thị sẽ là 6.2.
Hàm Round làm tròn một số đến với số gần nhất
Hàm ROUND được sử dụng để làm tròn một số đến vị trí số thập phân gần nhất được chỉ định.
Cú pháp như sau: =ROUND(number, num_digits)
Trong đó:
- number (bắt buộc phải nhập) là số mà bạn muốn làm tròn.
- num_digits (bắt buộc phải nhập) là số chữ số thập phân mà bạn muốn làm tròn đến sau dấu phẩy.
Ví dụ: =ROUND(6.274,2) có nghĩa là làm tròn số 6.274 đến 2 chữ số thập phân. Kết quả hiển thị sẽ là 6.27.
Cách làm tròn sử dụng hàm ODD và EVEN
Sử dụng hàm ODD
Hàm ODD làm tròn lên đến số nguyên lẻ gần nhất, cách xa số 0 (không).
Cú pháp như sau: =ODD(number)
Trong đó: number (bắt buộc phải nhập) là số mà bạn muốn làm tròn.
Ví dụ: =ODD(6.274) có nghĩa là làm tròn số 6.274 lên đến số nguyên lẻ gần nhất. Kết quả hiển thị sẽ là 7.
Khi sử dụng hàm ODD, bất kể dấu của số nào, giá trị luôn được làm tròn lên theo nguyên tắc xa dần số 0 (không). Nếu số là số nguyên lẻ, sẽ không làm tròn số.
Ví dụ: =ODD(-6,274) có nghĩa là làm tròn -6,274 lên đến số nguyên lẻ gần nhất. Kết quả hiển thị sẽ là -7.
Sử dụng hàm EVEN
Hàm EVEN dùng để làm tròn lên số nguyên chẵn gần nhất, cách xa số 0 (không).
Cú pháp như sau: =EVEN(number)
Trong đó: number (bắt buộc phải nhập) là số mà bạn muốn làm tròn.
Ví dụ: =EVEN(6.274) có nghĩa là làm tròn số 6.274 lên tới số nguyên chẵn gần nhất. Kết quả hiển thị sẽ là 8.
Tương tự, khi sử dụng hàm EVEN, bất kể dấu của số nào, giá trị luôn được làm tròn lên theo nguyên tắc xa dần số 0 (không). Nếu số là số nguyên chẵn thì sẽ không làm tròn số.
Qua bài viết này hi vọng các bạn đã nắm được các cách làm tròn trong Excel. Tùy theo nhu cầu công việc mà bạn cần áp dụng phương pháp nào phù hợp với chúng. Từ đó, việc xử lý dữ liệu sẽ trở nên đơn giản và dễ nhìn hơn. Chúc các bạn thành công!
Các kiến thức về Microsoft Office hay: